Vai trò của sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh

Để tối ưu hóa tính sáng tạo trong kinh doanh thì việc doanh nghiệp phải hiểu rõ ý nghĩa của sở hữu trí tuệ, đồng thời xác định và bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ là yếu tố quyết định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến quý khách hàng một số thông tin nền tảng cơ bản nhất của sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh.

1/ Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2022 quy định: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

2/ Tầm quan trọng của việc đăng ký sở hữu trí tuệ

Đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ: Khuyến khích tạo động lực, cống hiến cho sự sáng tạo, các hoạt động cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học.

Đối với chủ thể kinh doanh:

  • Bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu cũng như bảo vệ tài sản trí tuệ của chủ sở hữu;

  • Tránh sự xâm phạm của các đối thủ khác;

  • Tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp thông qua chuyển giao quyền sử dụng, bán hoặc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

  • Nâng cao năng lực cũng như vị thể của doanh nghiệp trong thương trường.

Đối với người tiêu dùng và xã hội: Bảo vệ quyền lợi và giúp người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

3/ Phân loại các nhóm sở hữu trí tuệ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền sở hữu trí tuệ gồm có 03 nhánh quyền:

  • Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả: các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả; còn cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa thì được bảo hộ quyền liên quan.  

  • Quyền sở hữu công nghiệp: bảo hộ các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh.

  • Quyền đối với giống cây trồng: bảo hộ vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch.

Nhìn chung, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp chính chủ sở hữu mà còn cả xã hội. 

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Bạn sợ mình đang xâm phạm quyền sở hữu của người khác hay chưa biết cách bảo vệ bí mật kinh doanh, vậy tại sao không lựa chọn dịch vụ trọn gói Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của HT Partners!?

Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn rõ hơn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

📞 Điện thoại: 0931 152 492 

Ⓜ️ Email: tuvan.htpartners@gmail.com

💻 Website: htpartners.asia

📌 Địa chỉ: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Vui lòng gọi số hotline (+84) 931 152 492 hoặc để lại thông tin, chuyên viên pháp chế sẽ gọi lại tư vấn hoàn toàn miễn phí.