Số vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào việt nam có bị giới hạn không?

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển , do vậy, nhà nước rất chú trọng vào việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn làm ăn tại Việt Nam, tuy nhiên, Nhà nước cũng đặt ra khá nhiều hạn chế cho hình thức đầu tư này.
 
 
1.HÌNH THỨC GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
 
Theo Điều 25 Luật đầu tư 2020, Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức:
  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần. Nhà đầu tư nước ngoài trở thành cổ đông công ty cổ phần.
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Nhà đầu tư nước ngoài trở thành thành viên công ty TNHH, thành viên công ty hợp danh
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.
Căn cứ vào Điều 24 Luật đầu tư năm 2020 có quy định :
Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
 
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định. Do đó nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ những ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
 
+ Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài gồm: Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động đầu tư; năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
 
- Đảm bảo quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
 
- Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã phường, thị trấn biên giới, xã, phường thị trấn ven biển.
 
Theo đó thì Nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện góp vốn vào Việt Nam, cần đáp ứng các điều kiện về việc tiếp cận thị trường (về quốc tịch nhà đầu tư, tỷ lệ phần vốn góp, mục tiêu - ngành nghề kinh doanh) đối với nhà đầu tư nước ngoài.
 
2. QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
 
Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam cần đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường quy định tại Điều 9 Luật này. Trong đó, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp chính là một trong những điều kiện quan trọng cần đáp ứng.
 
Điểm a khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định:
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;”
 
Do đó, một trong những điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam là đáp ứng về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ.
 
Về nguyên tắc, với những ngành nghề không nằm trong danh mục hạn chế tiếp cận thị trường, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường giống như nhà đầu tư trong nước. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn tại doanh nghiệp với những ngành nghề không nằm trong danh mục hạn chế tiếp cận thị trường.
 
Đối với những ngành nghề nằm trong danh mục hạn chế tiếp cận thị trường, tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam liên quan, tại Danh mục hạn chế tiếp cận thị trường của Việt Nam và các Điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam tham gia ký kết.
 
Theo Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đại chúng được quy định như sau:
 
 
Tóm lại:
Với mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp sẽ được quy định tại các văn bản pháp luật khác nhau, có liên quan tới ngành nghề hoặc lĩnh vực đó.
Ngoài ra, một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để xác định tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp là các Điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam tham gia ký kết, trong đó cần lưu ý tới Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
 
3. GIỚI HẠN VỐN GÓP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
 
Khoản 10 Điều 17 Nghị định 31/2020/NĐ-CP quy định về Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư được áp dụng như sau:
 
– Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;
 
– Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;
 
– Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán:
+ Đối với công ty đại chúng, tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước là 50%
+ Đối với công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài lên tới 100% (theo Điều 77 Luật Chứng khoán 2019).
 
– Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.
 
4. THỦ TỤC ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC GÓP VỐN
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn gồm:
- Văn bản đăng ký góp vốn có những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn;
- Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn;
- Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp liên quan đến quốc phòng, an ninh, đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế nhận góp vốn đặt trụ sở chính.
Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành khi góp vốn vào tổ chức kinh tế. Nếu có nhu cầu đăng ký việc góp vốn thì thực hiện thủ tục như trên.
Căn cứ văn bản chấp thuận của Cơ quan đăng ký đầu tư, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Phòng Đăng ký kinh doanh
---------
HT PARTNERS LAW & IP
📞 Điện thoại: 0931 152 492 – 0866 957 247
Email: tuvan.htpartners@gmail.com
💻 Website: htpartners.asia
📌 Địa chỉ: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
 
 

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Vui lòng gọi số hotline (+84) 931 152 492 hoặc để lại thông tin, chuyên viên pháp chế sẽ gọi lại tư vấn hoàn toàn miễn phí.