Những lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp.

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc phải thực hiện các hồ sơ, thủ tục sau để tránh bị xử phạt không mong muốn. Nhằm
giúp cho các doanh nghiệp tránh những vấn đề pháp lý phức tạp và nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả lâu dài. HT Partners xin chia sẻ một vài việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.

Xem thêm: Những lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp.

1. NỘP HỒ SƠ KÊ KHAI THUẾ BAN ĐẦU

Hồ sơ bao gồm:

STT  HỒ SƠ
1 Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng.
2 Quyết định bổ nhiệm giám đốc.
3 Quyết định bổ nhiệm kế toán.
4 Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).
5 Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng).
6 Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.
7 Hồ sơ nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Ngoài ra, còn phải nộp Tờ khai lệ phí môn bài.

2. MỞ TÀI KHOẢN VÀ THÔNG BÁO SỐ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

Tài khoản ngân hàng hiện nay mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, với quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch trên 20 triệu đồng thì việc mở tài khoản cũng là việc mà doanh nghiệp phải làm.

                                                           (Hình ảnh: nguồn Internet) 

Lưu ý: 1 tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho 1 doanh nghiệp, nhưng 1 doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản ngân hàng (tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp hoặc các ưu đãi, dịch vụ của ngân hàng mà doanh nghiệp chọn lựa).

3. MUA CHỮ KÝ SỐ

Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token với hình dáng giống usb, được xem như công cụ điện tử quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, bảo hiểm xã hội… mà không cần mất thời gian đi lại, in ấn, đóng dấu.

Tương tự như tài khoản ngân hàng, 1 doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng 1 chữ ký số chỉ dùng cho 1 doanh nghiệp.

Để có thể sử dụng, sau khi doanh nghiệp mua chữ ký số tại các đơn vị cung cấp như: Viettel, FPT, BKAV, CK, Vina, Newtel, CA2 (Nacencomm), Safe CA… thì phải đăng ký với cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận.

4. TREO BẢNG HIỆU CÔNG TY

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Do đó, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế theo Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

5. LÀM THỦ TỤC PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN

Hiện nay, tất cả tổ chức, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78.

6. HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ, VỐN

Đối với các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.

Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh… phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn quy định 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trường hợp sau khi thành lập, có các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

7. THAM GIA BẢO HIỂM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ

- Đối với chế độ bảo hiểm cho người lao động

Tham gia bảo hiểm cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp. Tuy vậy, với hầu hết doanh nghiệp vừa thành lập thì đây lại là vấn đề hay bị thiếu sót.

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động. Chi tiết hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT;
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.

                                        (Hình ảnh: Nguồn Internet) 

- Đối với các vấn đề về thuế

Các loại thuế như: tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm… doanh nghiệp phải kê khai và nộp theo đúng quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt chậm nộp hoặc khóa mã số thuế.

Với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa mới thành lập hay có kế toán viên còn thiếu kinh nghiệm, thì sử dụng dịch vụ kế toán là lựa chọn tốt nhất nhằm tối ưu thời gian và chi phí.

8. XÂY DỰNG VÀ THÔNG BÁO THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định.

9. XÂY DỰNG VÀ ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy lao động thì doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký Nội quy lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Sở LĐTBXH) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Xem thêm: Khám phá dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên của HT Partners Law & IP.

----------

HT PARTNERS LAW & IP

- Điện thoại: 0931 152 492 – 0866 957 247

-  Email: tuvan.htpartners@gmail.com

- Website: htpartners.asia

- Văn phòng Tp.HCM: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

- Văn phòng Bình Thuận: G24 Trương Gia Hội, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Vui lòng gọi số hotline (+84) 931 152 492 hoặc để lại thông tin, chuyên viên pháp chế sẽ gọi lại tư vấn hoàn toàn miễn phí.