Lập di chúc bằng ghi âm, ghi hình có hợp pháp không?

1. DI CHÚC LÀ GÌ? CÁC HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC

Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Theo quy định hiện hành, di chúc được thể hiện dưới 02 hình thức:

  • Di chúc bằng văn bản: Ở hình thức này lại được phân ra thành di chúc bằng văn bản có người làm chứng, không có người làm chứng, có công chứng và có chứng thực.

  • Di chúc miệng: Đây là hình thức di chúc khi người lập di chúc không thể lập di chúc bằng văn bản

Như vậy, di chúc bắt buộc phải lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Các hình thức di chúc khác sẽ không được chấp nhận.

2. VỀ CHỦ THỂ VÀ NỘI DUNG DI CHÚC

Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về một di chúc hợp pháp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

  • Điều kiện về chủ thể: người lập di chúc phải sáng suốt, minh mẫn trong quá trình lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Quy định này thể hiện rõ nhất, chính xác nhất nguyện vọng của chủ sở hữu tài sản định đoạt tài sản của mình trước khi chết. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đông ý về việc lập di chúc.

  • Điều kiện về nội dung di chúc: nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hôi (đúng chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống, được xã hội công nhận, thừa nhận và tôn trọng), hình thức di chúc không trái quy định của luật. 

3. TÍNH HỢP PHÁP CỦA DI CHÚC BẰNG GHI ÂM, GHI HÌNH

Như đã nêu trên thì pháp luật hiện này chỉ chấp nhận hai hình thức di chúc là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.

Mặt khác, Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Di chúc miệng chỉ được công nhận hợp pháp khi được lập trong trường hợp một người đang bị cái chết đe doạ về tính mạng, không có đủ thời gian và điều kiện để lập di chúc bằng văn bản.” 

Mặt khác, di chúc miệng được coi là hợp pháp ngoài việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản  thì người lập di chúc phải thể hiện ý chí của mình trước ít nhất 02 người làm chứng, không thuộc các trường hợp đặc biệt (phải là người đã thành niên, có đầy đủ nhận thức và năng lực hành vi dân sự, không có quyền hay nghĩa vụ liên quan đến di chúc, không phải là một trong những người được hưởng thừa kế theo di chúc hay pháp luật.

Ngay sau đó, người làm chứng phải  ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ (lập di chúc) và phải được công chứng hoặc chứng thực trong thời gian 05 ngày kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng định đoạt tài sản của mình.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng không hề đề cập hay quy định hình thức di chúc bằng ghi âm hay ghi hình. Bởi vậy nếu có xảy ra tranh chấp liên quan đến việc chia tài sản, nếu một trong các bên lấy đoạn ghi âm hay ghi hình ra để làm căn cứ đối chứng thì có thể sẽ không được công nhận vì vi phạm về mặt hình thức của di chúc.

Trên thực tế, nội dung di chúc trong bản ghi âm, ghi hình có thể được cắt ghép, chỉnh sửa không thể hiện đúng ý chí của người để lại di chúc nhằm vụ lơi, chiếm đoạt tài sản của người chết.

Vì những lý do trên, di chúc dưới hình thức ghi âm, ghi hình là không hợp pháp và không được công nhận về mặt pháp lý cũng như không có giá trị sử dụng trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến di sản của người chết.

Xem thêm : Di chúng không công chứng có hiệu lực không ?

---------

HT PARTNERS LAW & IP

📞 Điện thoại: 0931 152 492 – 0866 957 247 

Ⓜ️ Email: tuvan.htpartners@gmail.com

💻 Website: htpartners.asia

📌 Địa chỉ: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Vui lòng gọi số hotline (+84) 931 152 492 hoặc để lại thông tin, chuyên viên pháp chế sẽ gọi lại tư vấn hoàn toàn miễn phí.