Vì sao nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện nay thì Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vì thế tại sao nhãn hiệu lại bị từ chối bảo hộ? Những trường hợp nào sẽ bị từ chối và các giải quyết ra sao. Dưới đây sẽ là bài viết hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ.

1. LÝ DO TỪ CHỐI 

Thứ nhất, từ chối bảo hộ do đơn đăng ký không đáp ứng yêu cầu về hình thức như: không đúng mẫu, sai chính tả, tẩy xóa hoặc đơn không đủ số lượng yêu cầu theo quy định hoặc không có mô tả nhãn hiệu, thiếu tài liệu hưởng quyền ưu tiên hay không phân nhóm đối với nhãn hiệu,…

Thứ hai, các dấu hiệu sau đây được quy định theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 21 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 sẽ bị từ chối với danh nghĩa nhãn hiệu với những dấu hiệu sau:

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị + xã hội, tổ chức chính trị xã hội + nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội + nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

- Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;

- Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

Thứ ba, do khả năng phân biệt nhãn hiệu quy định tại Khoản 2 Điều 72 Luật SHTT hiện nay nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với chủ thể khác. Xuất phát từ định nghĩa nhãn hiệu, các dấu hiệu thể hiện trên nhãn hiệu phải thể hiện tính độc đáo sao cho có thể phân biệt hàng hóa dịch vụ của chủ sở hữu này với chủ sở hữu hàng hóa dịch vụ khác.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu

2. CÁCH GIẢI QUYẾT KHI NHÃN HIỆU BỊ TỪ CHỐI 

Khi nhận được dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn có thể nhờ tới các đơn vị đại diện để thống nhất cách giải quyết, hoặc có thể tự mình giải quyết vấn đề này theo các bước sau:

Bước 1: Thời hạn trả lời khi khi nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ

Thời gian để người nộp đơn có ý kiến trả lời thông báo dự định từ chối là 03 tháng kể từ ngày ban hành dự định (quy định tại điểm c, khoản 4 Điều 12 Thông tư 23/2023/TT- BKHCN).

Bước 2: Xác định lý do bị từ chối bảo hộ

Các lý do khiến nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ thường được nêu rõ ngay trong thông báo của Cục sở hữu trí tuệ.

Các lý do này không có giới hạn nào cụ thể, nhưng thường là 03 lý do sau:

- Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác;

- Nhãn hiệu có dấu hiệu mô tả sản phẩm, dịch vụ hay chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đó;

- Nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đối chứng.

Bước 3: Tiến hành soạn thảo văn bản phúc đáp

Khi soạn thảo văn bản phúc đáp thì chủ đơn cần lưu ý giải đáp và khắc phục được những lý do cùng với lập luận của mình chỉ ra những lý do rõ ràng chi tiết để phản đối lý do mà Cục từ chối nhận nhãn hiệu. Cần loại bỏ những yếu tố không đáp ứng tiêu chuẩn và lưu ý cần điều chỉnh sửa đổi ngày giờ cho phù hợp.

Bước 4: Tiến hành nộp văn bản trả lời Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi đã hoàn thành xong công văn, người nộp đơn có thể đến nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ, đồng thời nộp kèm bổ sung các loại phí (nếu có) theo quy định, để Cục sở hữu trí tuệ tiến hành xem xét chấp nhận hoặc tiếp tục ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về Sở hữu trí tuệ

Trên đây là bài viết làm rõ hơn nội dung nhãn hiệu của quý khách hàng bị từ chối bảo hộ. Trong trường hợp có những thắc mắc, những câu hỏi về nhãn hiệu anh chị vui vòng liên hệ để Công ty chúng tôi tư vấn tận tình. Với phương châm “Phụng sự và chính trực” chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách hàng với giá ưu đãi và sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ liên quan đến những vấn đề về SHTT như trên.

-----------------------

HT PARTNERS LAW & IP

 Điện thoại: 0931 152 492 – 0866 957 24

Email: tuvan.htpartners@gmail.com

Website: htpartners.asia

Văn phòng Tp.HCM: 133/20/4 Bình Thành, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Tp.HCM.

Văn phòng Bình Thuận: G24 Trương Gia Hội, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Vui lòng gọi số hotline (+84) 931 152 492 hoặc để lại thông tin, chuyên viên pháp chế sẽ gọi lại tư vấn hoàn toàn miễn phí.