Phân biệt chuyển nhượng nhãn hiệu và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là hai hình thức chuyển giao mà nhiều người thường nhầm lẫn do chúng có khá nhiều điểm giống nhau. Trong bài viết sau đây, HT Partners Law & IP sẽ giúp các bạn phân biệt chúng.

I. Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu được xem là tài sản vô hình gắn liền với chủ sở hữu. Trong quá trình sử dụng, chủ sở hữu có thể chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác.

Theo khoản 2 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ: “Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu muốn chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác”. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào quyết định của chủ sở hữu. Tuy nhiên quá trình làm thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu vẫn phải chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Nói dễ hiểu thì chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu nhãn hiệu cho người khác.

II. Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là gì?

Theo khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ thì “chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình”. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu như sau: “chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình trong phạm vi, thời hạn mà các bên đã thỏa thuận”.

Như vậy, nhãn hiệu đã trở thành “hàng hóa” có thể trao đổi, mua bán nhằm thu lợi nhuận. Khi chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình, chứ không phải “bán đứt” quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thì gọi là hoạt động li-xăng nhãn hiệu.

III. Chuyển nhượng nhãn hiệu và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khác nhau như thế nào?

Chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là hai hình thức chuyển giao mà chủ sở hữu có thể thực hiện đối với nhãn hiệu. Hai hình thức này có một số điểm khác biệt nhất định.

  Chuyển nhượng nhãn hiệu Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
Về bản chất      Chuyển nhượng nhãn hiệu là chuyển  nhượng quyền sở hữu, bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhãn hiệu cho bên được chuyển quyền. Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là chuyển giao quyền sử dụng cho bên được chuyển quyền.
Bên nhận
chuyển
quyền
Nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho một chủ thể đáp ứng điều kiện nhận chuyển nhượng. Quyền sử dụng nhãn hiệu có thể được chuyển giao cho nhiều chủ thể theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không độc quyền.
Quyền của
chủ sở hữu
sau khi
chuyển giao
quyền
Sau khi chuyển nhượng thì quyền sở hữu nhãn hiệu của bên chuyển nhượng sẽ chuyển sang cho bên nhận chuyển nhượng và chấm dứt quyền đối với nhãn hiệu. Chuyển quyền sử dụng: Chủ sở hữu vẫn còn các quyền đối với nhãn hiệu, cụ thể (Điều 143 Luật SHTT):
- Đối với hợp đồng sử dụng nhãn hiệu độc quyền: trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.
- Đối với hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không độc quyền: trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với người khác.

Chuyển
quyền cho
bên thứ ba

Đối với trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu thì bên được chuyển quyền sẽ được ký kết hợp đồng chuyển nhượng hay chuyển quyền sử dụng với bên thứ ba theo quy định pháp luật, mà không cần sự đồng ý của bên chuyển quyền. Đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng, khi được bên chuyển quyền cho phép, bên được chuyển quyền sẽ được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu thứ cấp với bên thứ ba.
Hình thức Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp) Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu

Trên đây là ý kiến tư vấn để phân biệt chuyển nhượng nhãn hiệu và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Xem thêm: Đăng ký quyền tác giả, bản quyền

------------

HT PARTNERS LAW & IP

Điện thoại: 0931 152 492 – 0866 957 247

Email: tuvan.htpartners@gmail.com

Website: htpartners.asia

Văn phòng Tp.HCM: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

Văn phòng Bình Thuận: G24 Trương Gia Hội, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

 

 

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Vui lòng gọi số hotline (+84) 931 152 492 hoặc để lại thông tin, chuyên viên pháp chế sẽ gọi lại tư vấn hoàn toàn miễn phí.