Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

Khái niệm thực phẩm chức năng được Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam định nghĩa như sau “là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật”. Để lưu thông sản phẩm này trên thị trường, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục “Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu”.

Đây không chỉ là điều kiện pháp lý bắt buộc mà còn là yếu tố nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tạo lòng tin cho tệp khách hàng của mình. Bài viết này sẽ chia sẻ thông tin về thành phần hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thời gian thẩm định và phí thẩm định hồ sơ theo quy định pháp luật. 

Căn cứ pháp lý: Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Thông tư 67/2021/TT-BTC

 

1. Thành phần hồ sơ bao gồm

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp nội dung đầy đủ theo yêu cầu (hợp pháp hóa lãnh sự);

  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Lưu ý rằng các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.

 

2. Cách thức nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

 

3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

  • Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

  • Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.

 

4. Thời gian thẩm định

07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm. 

 

5. Chi phí thẩm định

  • 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

  • 500.000 đồng/lần/sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định. 

Xem thêm: 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi HT PARTNERS LAW & IP

📞 Điện thoại: 0931 152 492 – 0792 845 458

Ⓜ️ Email: tuvan.htpartners@gmail.com

💻 Website: htpartners.asia

📌 Địa chỉ: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Vui lòng gọi số hotline (+84) 931 152 492 hoặc để lại thông tin, chuyên viên pháp chế sẽ gọi lại tư vấn hoàn toàn miễn phí.