Sử dụng tác phẩm âm nhạc nhưng chưa có sự đồng ý của tác giả có được xem là vi phạm quyền tác giả không?

Không khó để thấy các tác phẩm âm nhạc được sử dụng làm nhạc nền trong các video trên Tiktok, Facebook, Instagram, … Trong số đó, không ít các tác phẩm được phát hiện có hành vi xâm phạm bản quyền của tác giả. Như vậy, sử dụng tác phẩm âm nhạc khi chưa có sự đồng ý của tác giả có được xem là vi phạm không? 
 
 
1. TÁC PHẨM  ÂM NHẠC LÀ GÌ?

Quy định về tác phẩm âm nhạc tại điều 12 của Nghị định 100/2006 hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ: “Tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”
Bên cạnh đó trong Luật Sở hữu trí tuệ quy định rất rõ: Tác phẩm là bất cứ cái gì người ta sáng tạo ra và được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, bằng bất kỳ phương tiện nào.

2. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC XEM LÀ VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ.

Xâm phạm bản quyền bài hát là các hành vi sử dụng, sao chép, sửa chữa, xuyên tạc, lưu truyền bài hát … mà chưa được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với bài hát đó.

Các hành vi xâm phạm bản quyền bài hát được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung 2009, 2019):
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy trên đây là những trường hợp được xem là vi phạm quyền tác.

3. SỬ DỤNG TÁC PHẨM  ÂM NHẠC NHƯNG CHƯA CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ CÓ ĐƯỢC COI LÀ VI PHẠM KHÔNG?

Những trường hợp sử dụng quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc cần xin phép tác giả, đồng tác giả, những người sáng tạo ra tác phẩm theo khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009: “Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”. 
 
 
Trên thực tế, đôi khi các sản phẩm âm nhạc làm với mục đích phi thương các tác giả thường không quan tâm nhiều. Nhưng một khi sản phẩm đó trở nên thành công, mang lại lợi ích về kinh tế, danh tiếng cho người thực hiện sản phẩm đó. Lúc này tác giả hoặc bên sở hữu bản quyền có quyền yêu cầu bạn chi trả các lợi ích từ sản phẩm phái sinh đó. Nếu cần thiết, họ có quyền yêu cầu bạn tháo bỏ, thu hồi các sản phẩm đó và không cấp quyền sử dụng cho bạn vì sự thiếu tôn trọng các quyền của tác giả.

Do đó để hạn chế các rủi ro pháp lý và thể hiện được sự văn minh, tôn trọng tác giả, những người nghệ sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, cần hiểu đúng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu, quyền liên quan đến các tác phẩm âm nhạc hay còn gọi là bản quyền âm nhạc.

--------
HT PARTNERS LAW & IP
📞 Điện thoại: 0931 152 492 – 0866 957 247
Ⓜ️ Email: tuvan.htpartners@gmail.com
💻 Website: htpartners.asia
📌 Địa chỉ: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
 
 
 

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Vui lòng gọi số hotline (+84) 931 152 492 hoặc để lại thông tin, chuyên viên pháp chế sẽ gọi lại tư vấn hoàn toàn miễn phí.