Phải làm gì khi nhãn hiệu bị đối thủ "đánh cắp"
Trong thời gian gần đây, tình trạng xâm phạm đối với nhãn hiệu, làm giả thương hiệu diễn ra ngày càng nhiều với những thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại không nhỏ cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Bài viết dưới đây của HT Partners sẽ tư vấn sơ bộ các việc phải làm khi gặp trường hợp trên.
1. CÁC HÀNH VI BỊ COI LÀ XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
Tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể thực hiện các hành vi sau đây nếu không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
“a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Vậy chỉ cần thực hiện một trong các hành vi trên là đã được xem là có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Xem thêm: Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
2. PHẢI LÀM GÌ KHI NHÃN HIỆU BỊ ĐỐI THỦ “ĐÁNH CẮP”
Khi phát hiện các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm, đạo nhái có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
1. Xác minh, thu thập chứng cứ hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Để thuận lợi cho việc xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu thì bạn cần xác minh, thu nhập chứng cứ như sau:
– Ở phía bên mình: Bạn cần xác định ai là chủ thể sở hữu nhãn hiệu như: Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, giấy tờ thể hiện đang được cơ quan chức năng xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu trí tuệ, … và xác minh thiệt hại do hành vi vi phạm nhãn hiệu gây ra.
– Ở phía bên nghi ngờ “đánh cắp”: Bạn cần xác định thời điểm sử dụng nhãn hiệu (Nếu có bằng chứng cho thấy sử dụng trước thời điểm bị “đánh cắp” thì càng tốt); bằng chứng về việc mình thuê thiết kế nhãn hiệu, bao bì, phương tiện kinh doanh; bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu như tên thương mại, trong các giao dịch thương mại, … (nếu có); tài liệu bằng chứng chứng minh việc đầu tư cho nhãn hiệu, … Sau đó xác minh hành vi vi phạm nhãn hiệu là gì? Là chào hàng; bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay nhằm mục đích kinh doanh xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; …)
2. Thực hiện giám định nhãn hiệu
Giám định sở hữu trí tuệ không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Mục đích của việc giám định là xác định xem có hay không hành vi vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu trái phép.
Để thực hiện giám định thì chủ sở hữu nhãn hiệu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Văn bản thể hiện yêu cầu giám định (Quyết định trưng cầu giám định/Tờ khai yêu cầu giám định);
– Văn bằng bảo nhãn hiệu;
– Tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo…, vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … có chứa nhãn hiệu;
– Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
– Giấy ủy quyền (nếu Đơn giám định được nộp thông qua đại diện).
3. Gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả các tài liệu, bằng chứng thì bạn cần liên hệ trực tiếp hoặc gửi thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại đến tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Hoặc Yêu cầu bên nghi ngờ xâm phạm chuyển giao lại đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy chứng nhận đắng ký nhãn hiệu; Thực hiện các biện pháp khác như đàm phán để nhận chuyển nhượng lại với chi phí hợp lí; Thực hiện các thủ tục chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như nộp hồ sơ phản đối cấp giấy chứng nhận cho đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu …
Tùy theo mức độ xâm phạm, hành vi và tình trạng “đánh cắp” của nhãn hiệu và thái độ hợp tác của bên kia để bạn cân nhắc phương án xử lý phù hợp.
4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm
Trường hợp gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nhưng họ vẫn không chấm dứt hành vi vi phạm thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm hoặc khởi kiện ra tòa.
III. NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ NHÃN HIỆU BỊ XÂM PHẠM
Thị trường kinh tế ngày càng phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các công ty, doanh nghiệp ngày càng cao. Nên các sản phẩm đã có tiếng và được nhiều người biết đến sẽ không tránh khỏi việc bị làm nhái, bị bắt chước thương hiệu. Khi nhãn hiệu bị “đánh cắp”, độ uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút vì có thể người khác đã sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của mình kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng để trục lợi. Chuyện này gián tiếp khiến nhãn hiệu của bạn nhận diện kém hơn trên thị trường, càng ngày càng ít người biết đến.
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về SHTT
IV. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NHÃN HIỆU
1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trong các phương pháp bảo vệ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là phương pháp bảo vệ phổ biến nhất. Bằng cách đăng ký nhãn hiệu với cơ quan nhà nước cho thẩm quyền, bạn có thể đảm bảo được công nhận là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó, không ai khác có thể sử dụng nhãn hiệu của bạn trong việc kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ của họ nữa.
2. Tăng cường quảng bá rộng rãi nhãn hiệu để nhiều người biết chủ sở hữu thật của nhãn hiệu
Bên cạnh việc đẩy mạnh xử lý hành vi xâm phạm, để tránh việc nhãn hiệu tiếp tục bị đánh cắp, chủ sở hữu cũng nên có những biện pháp để tăng cường quảng bá rộng rãi nhãn hiệu hợp pháp của mình đến mọi người. Việc quảng bá này là vô cùng quan trọng bởi hầu hết các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu hợp pháp.
Chính vì vậy việc làm cho người tiêu dùng, khách hàng của mình nhận diện được nhãn hiệu – hàng chính hãng sẽ giảm thiểu được phần nào những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu hợp pháp. Và đó cũng như là một hành động để loại bỏ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ra khỏi thị trường kinh doanh.
Ngoài ra, việc tăng cường quảng bá còn là một trong những nguồn tài liệu quan trọng góp phần hỗ trợ quý khách nếu có tranh chấp xảy ra.
Nếu bạn gặp phải vấn đề liên quan đến việc bảo vệ nhãn hiệu, bạn có thể sử dụng dịch vụ về Sở hữu trí tuệ của HT Partners Law & IP để giúp bạn giải quyết vấn đề này. Dịch vụ chúng tôi sẽ đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp liên quan đến thương hiệu và tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến thương hiệu. Thông qua đó, bạn có thể yên tâm với chất lượng và hiệu quả công việc, mà không phải theo sát quá trình bảo hộ nhãn hiệu của mình.
Bên cạnh đó, trong trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, chúng tôi sẽ hỗ trợ quy định rõ ràng các điều khoản trong hợp đồng về việc sử dụng thương hiệu, chuyển nhượng quyền sở hữu thương hiệu, xử lý khiếu nại và chấm dứt hợp đồng, giúp bảo vệ giá trị thương hiệu của bạn và ngăn chặn những hành vi xâm phạm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu.
Mọi vấn đề thắc mắc về pháp lý, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua thông tin dưới đây để nhận hỗ trợ.
---------------
HT PARTNERS LAW & IP
Điện thoại: 0931 152 492 – 0866 957 247
Email: tuvan.htpartners@gmail.com
Website: htpartners.asia
Văn phòng Tp.HCM: 133/20/4 Bình Thành, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.
Văn phòng Bình Thuận: G24 Trương Gia Hội, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu