Nhãn hiệu là gì? thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhanh nhất

Một nhãn hiệu có thể bảo vệ chính mình khỏi việc người khác sử dụng tên nhãn hiệu tương tự hoặc gây nhầm lẫn thông qua việc đăng ký bảo hộ. Nhưng không phải nhãn hiệu đã được đăng ký thì sẽ được bảo hộ mãi mãi. Phạm vi và thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu cũng là một trong những yếu tố cơ bản trong việc xây dựng và bảo vệ giá trị của một thương hiệu. Chúng định hình tầm quan trọng và sự ổn định của quyền sở hữu trí tuệ, giúp thương hiệu duy trì danh tiếng và độc quyền trong ngành nghề cụ thể. 

1.Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là một dấu hiệu dùng để xác định và phân biệt sản phẩm của một doanh nghiệp với sản phẩm của những doanh nghiệp khác trên thị trường. Những sản phẩm mang nhãn hiệu có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ. 

Quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam  sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” để quy định chung các dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau.(Khoản 16, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2022).

2.Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì? 

(Nguồn hình ảnh: internet)

Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ độc quyền qua thủ tục đăng ký. Ở Việt Nam, nhãn hiệu được xác lập quyền sở hữu theo nguyên tắc "Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên". Chính vì thế cá nhân, tổ chức cần phải sớm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để có thể công khai được quyền sở hữu nhãn hiệu đó trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, cá nhân, tổ chức không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nhưng đây là quyền mà cá nhân, tổ chức được thực hiện nhằm bảo hộ nhãn hiệu của mình khỏi các tranh chấp về sở hữu trí tuệ. 

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm?  

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu;

  • Mẫu nhãn hiệu (kích thước không nhỏ hơn 4×4 cm, không vượt quá 8×8 cm);

  • Hồ sơ khác có liên quan.

 

Xem thêm:  Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

 

3.Quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? 

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu được tiến hành như sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cục sở hữu trí tuệ quốc gia hoặc Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Đơn cũng có thể được gửi qua đường bưu điện thông qua bưu điện hoặc các đơn vị chuyển phát nhanh.

Sau khi nộp đơn, Cục sẽ cấp số nhận đơn và ghi nhận ngày nộp là cơ sở pháp lý quan trọng để xác nhận tính hợp lệ của đơn.

Bước 2: Thẩm định hình thức của đơn

Từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định để xác minh tính chính xác, phù hợp về mặt hình thức của đơn. Điều này giúp chắc chắn rằng các thông tin trong đơn được khai báo chính xác, đúng nhóm đăng ký và tư cách pháp lý của chủ đơn. 

Bước 3: Công bố thông tin về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ.

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả thẩm định hình thức hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố thông tin về đơn đăng ký trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 4: Thẩm định nội dung của đơn 

Thời gian thẩm định nội dung đơn kéo dài từ 12 – 14 tháng kể từ ngày đơn được công bố. Tuy nhiên trên thực tế thời gian thẩm định có thể kéo dài khoảng 18 – 24 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Trong quá trình này, người nộp đơn có thể sửa chữa và chỉnh sửa thông tin trong đơn. Khi có sự điều chỉnh, thời gian thẩm định sẽ được kéo dài tương ứng.

Bước 5: Thông báo kết quả

Nếu văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn phải thanh toán phí cấp văn bằng trong vòng 02 tháng để nhận được văn bằng.

Trường hợp không được cấp văn bằng, chủ đơn có thể xem xét tiến hành các biện pháp phúc đáp khác với Cục Sở hữu trí tuệ để có thể trao đổi thông tin và giải quyết vấn đề.

Bước 6: Cấp văn bằng bảo hộ. Thời gian cấp văn bằng từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày chủ đơn nộp phí. 

4.Phạm vi và thời hạn đối với nhãn hiệu?

(Nguồn hình ảnh: internet)

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị giới hạn trong phạm vi quốc gia. Hiểu theo một cách khách quan thì một nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ ở quốc gia nào thì sẽ được bảo hộ trong quốc gia đó và chỉ được bảo hộ nhãn hiệu cho lĩnh vực mà mình được cấp văn bằng bảo hộ và phạm vi ngành nghề mà người nộp đơn đăng ký bảo hộ. 

Ngoại trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng có phạm vi bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu thông thường rất nhiều và bao trùm lên cả các hàng hóa, dịch vụ không cùng loại. 

Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu được xác định cụ thể như sau: 

- Phạm vi lãnh thổ quốc gia: nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi quốc gia mà nhãn hiệu đó được cấp giấy chứng nhận. Chính vì vậy, khi cá nhân, tổ chức muốn tham gia vào thị trường quốc tế thì cần phải xác định quốc gia xin bảo hộ nhãn hiệu là quốc gia nào tránh trường hợp không được bảo hộ tại quốc gia sở tại. 

- Phạm vi ngành nghề: Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi nhóm ngành nghề sản phẩm, dịch vụ đã được đăng ký. Do đó, tổ chức/ cá nhân có thể xác định rằng nhãn hiệu của bạn sẽ được sử dụng trong một ngành nghề cụ thể. Ví dụ, một nhãn hiệu có thể được đăng ký cho ngành thực phẩm, thời trang, công nghệ, v.v. Để tránh bị các doanh nghiệp khác lợi dụng cạnh tranh. 

- Dạng nhãn hiệu in chữ tiêu chuẩn: Trong trường hợp nhãn hiệu được đặt tên theo cấu trúc chữ in tiêu chuẩn (kết hợp các chữ cái và số, màu sắc đen hoặc trắng), nội dung của nhãn hiệu, bao gồm cấu trúc chữ cái, phát âm và ý nghĩa, sẽ được bảo vệ. Chủ sở hữu của nhãn hiệu này có quyền sử dụng nhãn hiệu trong bất kỳ kiểu chữ hoặc màu sắc nào mà không vi phạm quyền của các nhãn hiệu khác đã được bảo vệ. Tuy nhiên, khi sử dụng như vậy, chỉ có nội dung của nhãn hiệu mới được bảo vệ, còn kiểu chữ độc đáo hay cách trình bày và màu sắc không thuộc phạm vi bảo vệ đã đăng ký cho nhãn hiệu đã đăng ký. 

Nhãn hiệu nổi tiếng: có phạm vi bảo hộ rộng hơn và mạnh mẽ hơn so với những nhãn hiệu thông thường. Chính vì vậy phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng bao trùm lên tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ không cùng loại.  Và trong trường hợp này, mặc dù không đăng ký sản phẩm, dịch vụ trùng và tương tự, thì việc sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự  với nhãn hiệu nổi tiếng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá dịch vụ thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. 

Xem thêm: Phí và lệ phí đăng ký bảo hộ độc quyền

Nếu còn thắc mắc hoặc để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

📞 Điện thoại: 0931 152 492 

Ⓜ️ Email: tuvan.htpartners@gmail.com

💻 Website: htpartners.asia

📌 Địa chỉ: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Vui lòng gọi số hotline (+84) 931 152 492 hoặc để lại thông tin, chuyên viên pháp chế sẽ gọi lại tư vấn hoàn toàn miễn phí.