632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Làm Gì Để Quản Trị Tài Sản Là Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Trong Doanh Nghiệp
Trong bối cảnh 4.0 hiện nay, công nghệ đang dần xâm chiếm mọi lĩnh vực, nên không ai có thể chối bỏ tầm quan trọng của việc sở hữu tài sản trí tuệ trong nền kinh tế nước chung và trong doanh nghiệp nói riêng. Hãy cùng tìm hiểu cách quản trị tài sản là quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả nhất.
1/ Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”
(Nguồn: Internet
2/ Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký sở hữu trí tuệ.
-
Quản trị tài sản trí tuệ hiệu quả góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì, phát triển và lan tỏa thương hiệu của doanh nghiệp. Quản trị tài sản trí tuệ gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ trong các hoạt động về kinh tế và chuyển giao công nghệ.
-
Việc quản lý tài sản trí tuệ hiệu quả giúp cho doanh nghiệp đạt được giá trị lợi ích tối đa, giữ vững được thương hiệu với khách hàng và đảm bảo được sự uy tín của mình trên thương trường.
-
Quyền sở hữu tài sản trí tuệ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh cũng như lập kế hoạch để cạnh tranh, từ việc phát triển các sản phẩm của doanh nghiệp một các hoàn hảo, thiết kế sản phẩm, cung cấp các dịch vụ cho đến tiếp thị, thu hút vốn tài chính cũng như việc xuất khẩu và mở rộng các hoạt động kinh doanh ra nước ngoài.
Xem thêm : Dịch vụ đăng ký quyền tác giả
3/ Một doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình
Nếu không đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp sẽ giống như ngôi nhà không khóa cửa, ai muốn “đánh cắp” cũng được.
(Nguồn: Internet)
Dựa vào tính chất, doanh nghiệp cần phân loại các trí tuệ của mình trước khi tung ra thị trường và áp dụng 05 bước cơ bản sau:
Bước 1: Nhận diện, thống kê và phân loại tài sản trí tuệ hiện có
Bước 2: Phân tích và đánh giá từng đơn vị tài sản trí tuệ ở nhiều mặt
Bước 3: Xây dựng hệ thống lưu chứng và quy trình bảo mật
Bước 4: Tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền
Bước 5: Xây dựng và quản trị quá trình thương mại hóa
Bên cạnh đó, để phát triển thương hiệu của doanh nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới các chính sách của nhà nước về sở hữu trí tuệ như việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; khuyến khích hoạt động sáng tạo; hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; ưu tiên đầu tư cho đào tạo về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Xem thêm: Vai trò của sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh
Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn rõ hơn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
📞 Điện thoại: 0931 152 492
Ⓜ️ Email: tuvan.htpartners@gmail.com
💻 Website: htpartners.asia
📌 Địa chỉ: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.