Đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho chương trình máy tính.

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, chương trình máy tính hay còn gọi là phần mềm máy tính đã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, mang lại giá trị lợi nhuận cao cho các chủ sở hữu. Do đó, để tránh cạnh tranh gay gắt, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính đang được chủ sở hữu quan tâm nhiều hơn.

Trong bài viết này, HT Partners sẽ chia sẻ đầy đủ thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Những vấn đề cơ bản về quyền tác giả. 

1. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH LÀ GÌ?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022) thì “Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.”
Ví dụ như một trò chơi trên máy tính sẽ được xem là chương trình máy tính.

Xem thêm: Bảo hộ bản quyền tác phẩm âm nhạc. 

2. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH CÓ CẦN PHẢI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ KHÔNG?

Như đã nói ở trên, chương trình máy tính là đối tượng được pháp luật bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả. Do vậy khi sáng tạo ra sẽ được bảo hộ tự động ngay lập tức mà không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

                                                  (Nguồn: Internet)

Mặc dù pháp luật Việt Nam không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, nhưng chủ sở hữu hay tác giả nên đăng ký quyền tác giả cho chương trình máy tính. Bởi Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả là cơ sở pháp lý để chứng minh quyền tác giả khi xảy ra tranh chấp hoặc có hành vi xâm phạm.

3. LỢI ÍCH BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

Đăng ký Quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Nhưng việc đăng ký quyền tác giả lại rất cần thiết và quan trọng trong khi chứng minh có tranh chấp quyền tác giả. Khi đó, tác giả, chủ sở hữu được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi bị tranh chấp.
Chính vì thế việc đăng ký sớm Quyền tác giả Chương trình máy tính sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị các tổ chức/cá nhân khác chiếm đoạt quyền đăng ký và trở thành chủ sở hữu hợp pháp.

4. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH GỒM:

STT HỒ SƠ
1 03 Bản gốc tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy
tính.
2

02 Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
Cụ thể: 02 Đĩa CD chứa nội dung tác phẩm và 02 bản in phần mềm
tác phẩm đăng ký

3 Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.
4 Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng
quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
5 Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
6 Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc
sở hữu chung
7 Bản sao chứng minh thư của tác giả
8 Quyết định giao việc trong trường hợp tác giả là nhân viên Công ty
hoặc Hợp đồng thuê sáng tạo tác phẩm trong trường hợp thuê sáng
tạo tác phẩm
9 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp
người nộp đơn là pháp nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý: Tờ khai này phải đúng Mẫu số 03 quy định trong Thông tư 08/2023/TT- BVHTTDL. Ngoài ra, tờ khai phải làm bằng Tiếng việt có đầy đủ thông tin người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung chương trình máy tính; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ độc quyền bao bì sản phẩm

5. QUY TRÌNH THỦ TỤC

Thủ tục đăng ký Quyền tác giả cho chương trình máy tính không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích nhận được. Quy trình thực hiện ở HT Partners như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và chuẩn bị tài liệu để đăng ký quyền tác giả
Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho chương trình máy tính
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả
Bước 4: Theo dõi hồ sơ sau khi nộp
Bước 5: Nhận Giấy Chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả
Thông thường khi hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho phần mềm nếu chuẩn bị không đúng, không đủ thì có thể mất từ 30 – 45 ngày để thực hiện thủ tục.

Do đó để tiết kiệm thời gian, công sức đi lại, Quý khách hàng nên sử dụng dịch vụ đăng ký Quyền tác giả cho Chương trình máy tính của HT Partners.

6. THỜI HẠN BẢO HỘ

Theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

7. NƠI TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ quan Địa chỉ
Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

8. LỆ PHÍ NHÀ NƯỚC:

Lệ phí hiện nay để Đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu và các chương trình chạy trên máy tính là 600.000 đồng.
----------------
Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin để thực hiện thủ tục Đăng ký bảo hộ Quyền tác giả cho chương trình máy tính. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

HT PARTNERS LAW & IP
- Điện thoại: 0931 152 492 – 0866 957 247
- Email: tuvan.htpartners@gmail.com
- Website: htpartners.asia
- Văn phòng Tp.HCM: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
-  Văn phòng Bình Thuận: G24 Trương Gia Hội, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Vui lòng gọi số hotline (+84) 931 152 492 hoặc để lại thông tin, chuyên viên pháp chế sẽ gọi lại tư vấn hoàn toàn miễn phí.