Các vấn đề pháp lý cần chú ý khi khởi nghiệp
“Khởi nghiệp – Startup” không còn là khái niệm xa lạ đối với môi trường kinh doanh hiện nay. Các chính sách của Nhà nước đã ban hành và cũng dần hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm khuyến khích khởi nghiệp. Để thành công khi khởi nghiệp và hạn chế các rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh cần phải nắm rõ “luật chơi”, hiểu rõ về pháp lý khi khởi nghiệp là hiểu rõ “luật chơi” để kinh doanh một cách bền vững, hạn chế rủi ro thấp nhất khi tham gia thị trường cạnh tranh và thành công vượt trội hơn so với người không am hiểu "luật chơi" chung.
Nhiều doanh nhân trẻ Việt Nam khi khởi nghiệp cũng cho rằng, vấn đề pháp lý nếu không nắm rõ sẽ dễ gặp phải nhiều rắc rối nhất, đôi khi sẽ trở thành rào cản, cản trở việc khởi nghiệp.
Những người khởi nghiệp đa phần không phải là luật sư hay những người nắm rõ về luật, thường chỉ lo đến chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu, …. Lời khuyên là có thể nhờ đến những đơn vị tư vấn luật chuyên nghiệp, Outsource những việc không phải chuyên môn của mình. Khi khung pháp lý của doanh nghiệp được rõ ràng, các vấn đề pháp lý sẽ không còn là rào cản của doanh nghiệp thì những người khởi nghiệp mới có thể tập trung và yên tâm để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.
Trong Pháp lý khởi nghiệp, một số những vấn đề pháp lý sau đây cần lưu ý khi bắt đầu khởi nghiệp dù trong bất kể lĩnh vực nào.
1. Vấn đề pháp lý sở hữu trí tuệ
Đây là vấn đề pháp lý đầu tiên mà những nhà khởi nghiệp luôn phải quan tâm trước khi công khai ý tưởng, hay đăng ký kinh doanh. Có thể là đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền, đăng ký sáng chế, ... dưới danh nghĩa cá nhân hoặc công ty (ngày khi được thành lập), để ngăn chặn việc đánh cắp ý tưởng và không vướng mắc vào các vi phạm về sở hữu trí tuệ trong quá trình kinh doanh sau này.
Nếu vướng phải các tranh chấp về sở hữu trí tuệ khi ý tưởng kinh doanh đã lớn mạnh và đã có thành quả thì chắc chắn gây tổn thất rất lớn cho người khởi nghiệp. Thậm chí ý tưởng kinh doanh có thể bị phá sản hoàn toàn, đây gọi là những thất bại không đáng có mà những người khởi nghiệp hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu chuẩn bị trước.
HT Partners Law & IP hiện đang là một trong những đơn vị đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn và đăng ký Sở hữu trí tuệ.
Xem bài viết: "Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói" để tìm hiểu dịch vụ đăng ký nhãn hiệu duy nhất có tại HT Partners Law & IP.
2. Vấn đề pháp lý nội bộ
Đây là các văn bản thỏa thuận giữa các thành viên sáng lập, cổ đông, các cam kết về định hướng và kế hoạch hợp tác, đảm bảo quyền lợi và công sức đóng góp của các thành viên theo nguyên tắc công bằng – thiện chí và cùng chịu rủi ro và quyền lợi theo thỏa thuận. Pháp lý nội bộ cũng bao gồm các văn bản quản trị nội bộ như và các quy trình, quy định nội bộ trong công ty.
Trong vấn đề lao động, pháp lý nội bộ bao gồm: hợp đồng lao động, nội quy công ty, thỏa ước lao động tập thể, quy chế lương, thưởng, …
Các hợp đồng với đối tác, nhà đầu tư, khách hàng cũng cần được hoàn thiện trong khung pháp lý nội bộ này.
3. Pháp lý doanh nghiệp
Khi mô hình kinh doanh được chuyển đổi từ dạng StartUp sang mô hình doanh nghiệp đúng nghĩa cũng là lúc khung pháp lý doanh nghiệp cần phải được hoàn thành.
Đăng ký kinh doanh có lẽ là việc được nghĩ đến đầu tiên, khi đó các chức danh cũng sẽ được quy định rõ trong cơ cấu quản trị của doanh nghiệp như giám đốc/tổng giám đốc, chủ tịch công ty, …. Khi đăng ký kinh doanh, nên chú ý đến lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức, người đại diện, … Tên doanh nghiệp cũng sẽ là vấn đề có thể gây rắc rối cho những người khởi nghiệp, không chỉ không được đặt trùng với tên doanh nghiệp khác. Tốt nhất bạn nên tra cứu tên doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh để lựa chọn tên có thể tạo nên được thương hiệu riêng và bền vững cho doanh nghiệp của mình.
Các thủ tục khai báo thuế, nộp thuế, dấu công ty, dấu chức danh, hóa đơn, các thủ tục về biển hiệu, quảng cáo, khuyến mại, … cũng phải được lưu tâm thực hiện. Hiện có nhiều đơn vị dịch vụ thực hiện các thủ tục hành chính này, bạn có thể tự làm hoặc lựa chọn đơn vị dịch vụ uy tín để thực hiện.
4. Các thủ tục hành chính liên quan đến ngành nghề kinh doanh
Tùy vào loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, kế hoạch phát triển doanh nghiệp mà người đứng đầu doanh nghiệp nên chuẩn bị các thủ tục hành chính, giấy phép đặc thù trong ngành kinh doanh của mình.
Ví dụ như: kinh doanh đồ ăn, thực phẩm, thức uống phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn cơ sở, … Kinh doanh thương mại điện tử phải có giấy phép kinh doanh thương mại điện tử, …
Hoặc những thủ tục hành chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như: đăng ký mã số mã vạch, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, thông báo/đăng ký website thương mại điện tử, …
Khi được chuẩn bị kỹ lưỡng thì những vấn đề pháp lý sẽ không còn là rào cản, thậm chí sẽ trở thành bước đệm đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.
Xem thêm:
Trường hợp vẫn còn vướng mắc cần tư vấn thì liên hệ ngay chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
HT PARTNERS LAW & IP
Address: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: (+84) 93 1152 492
Email: tuvan.htpartners@gmail.com