Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Việc sử dụng Hợp đồng đặt cọc trong các giao dịch dân sự như mua bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê … ngày càng trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc thường rất dễ xảy ra các tranh chấp làm mất đi sự tin tưởng và ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Vậy cần làm gì để giải quyết các tranh chấp Hợp đồng đặt cọc hợp tình hợp pháp là một vấn đề rất được mọi người quan tâm. Trong bài viết này, HT Partners sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. NHỮNG NỘI DUNG CẦN CÓ TRONG HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Hợp đồng đặt cọc đơn giản là thỏa thuận giữa hai bên về việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Theo đó, nội dung cơ bản của hợp đồng đặt cọc được quy định tại Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

1. Thông tin của bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc;
2. Tài sản đặt cọc;
3. Mục đích đặt cọc;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Hình thức giải quyết tranh chấp;
7. Phạt vi phạm hợp đồng;
8. Các nội dung khác như: Cam đoan của các bên, Điều khoản chung….

Nếu hợp đồng đặt cọc có đầy đủ các nội dùng trên và có sự đồng ý, chấp thuận của các bên tham gia thì hợp đồng đó sẽ có giá trị pháp lý, không nhất thiết phải công chứng trong trường hợp này.

Xem thêm: Dịch vụ thông báo/đăng ký website, app với Bộ Công thương

2. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ

Việc xác định hợp đồng có hiệu lực hay không rất quan trọng trong việc ràng buộc các bên thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng, hoặc xác định các nghĩa vụ bị vi phạm khi giải quyết tranh chấp hợp đồng. Bởi hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng đối với các bên.

Chính vì vậy mà Hợp đồng đặt cọc cũng như mọi giao dịch dân sự khác, cần tuân thủ những quy định về điều kiện hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015:

“a) Các bên tham gia hợp đồng phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự tương ứng với nội dung giao dịch.
b) Các bên tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc hay lừa dối.
c) Mục tiêu và nội dung của hợp đồng không được vi phạm pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.
d) Hợp đồng cần đáp ứng đúng hình thức quy định trong luật pháp.”

3. CÁC DẠNG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Hợp đồng đặt cọc là thỏa thuận giữa hai bên để thỏa mãn một vài lợi ích của các bên. Nên khi xảy ra tranh chấp tức là lợi ích của ít nhất một bên đã bị xâm phạm, mà chủ yếu phát sinh từ những mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc thực hiện hợp đồng đặt cọc. Cụ thể, các tranh chấp này có thể liên quan đến:

Hiệu lực của hợp đồng

- Điều kiện và cam kết trong hợp đồng: Các bên có sự khác biệt về cách hiểu hoặc thực hiện các điều kiện và cam kết đã ghi trong hợp đồng.

- Tiền cọc: Có tranh chấp về việc chuyển cọc, trả lại cọc hoặc giữ tiền cọc và tiền phạt cọc do một trong hai bên không thực hiện đúng cam kết.

- Bồi thường khi vi phạm hợp đồng: Khi một bên không thực hiện nghĩa vụ, bên kia có quyền đòi bồi thường. Tuy nhiên, mức bồi thường cụ thể và nguyên nhân vi phạm có thể trở thành nguyên nhân của tranh chấp.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

- Những nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn có thể có những vấn đề khác không rõ ràng hoặc không được quy định rõ ràng trong hợp đồng dẫn đến tranh chấp.

4. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về hợp đồng đặt cọc, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân. Nhưng dựa vào tình huống cụ thể và các yếu tố khác nhau để xác định xem Tòa án nhân dân nào có thẩm quyền xử lý, cụ thể:

Thông thường, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Nhưng đối với hợp đồng đặt cọc có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

Ngoài giải quyết thông qua Tòa án, các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua các phương thức như thương lượng, hòa giả và trọng tài.

5. DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CỦA HT PARTNERS

  • QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT CỦA HT PARTNERS:

Với kinh nghiệm phong phú và chuyên môn sâu rộng, HT Partners Law & IP tự tin là đối tác đáng tin cậy trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng đặt cọc. Để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng, chúng tôi cung cấp dịch vụ này theo quy trình như sau:

Bước 1: Luật sư HT Partners tiếp nhận thông tin vụ việc và tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý về tranh chấp Hợp đồng đặt cọc cho khách hàng;

Bước 2: Nghiên cứu, đánh giá và phân tích hồ sơ vụ việc do khách hàng cung cấp đã đủ cơ sở để giải quyết hay chưa;

Bước 3: Tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ với khách hàng;

Bước 4: Tư vấn các phương án giải quyết phù hợp và tối ưu để giúp khách hàng lựa chọn thích hợp nhất;

Bước 5: Soạn thảo hồ sơ khởi kiện, đại diện khách hàng nộp hồ sơ, làm việc trực tiếp với Tòa án, cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức có liên quan khác.

  • HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT CỦA HT PARTNERS

Đối với từng gói dịch vụ khách hàng có thể nhận tư vấn thông qua email, điện thoại hoặc văn phòng. Cụ thể từng hình thức tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Luật sư tư vấn trực tuyến:

Để nhận hỗ trợ tư vấn giải quyết đất đai qua Email: Gửi mail trình bày nội dung tư vấn đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mai:tuvan.htpartners@gmail.com. Luật sư sẽ trả lời thắc mắc và định hướng giải quyết bằng văn bản qua email trong thời gian sớm nhất.

-  Để nhận hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số hotline 0866 957 247 và trình bày nội dung về nhà đất cần tham vấn với luật sư. Đội ngũ nhân viên của HT Partners sẽ lắng nghe và tận tình giải đáp mọi vướng mắc pháp lý của khách hàng.

-  Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc qua zalo và facebook: Trường hợp quý khách có tài liệu cần gửi nhanh, và tư vấn nhanh vui lòng gửi qua Zalo theo số điện thoại 0866 957 247 hoặc 0931 152 492 để luật sư xem xét và trả lời.

Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng:

-  Khách hàng có thể nhận tư vấn về giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc trụ sở công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

-  Văn phòng đại diện tại Bình Thuận tại địa chỉ: Số G24 Trương Gia Hội, Phú Tài, Phan Thiết, Bình Thuận

------------

HT PARTNERS LAW & IP

Điện thoại: 0931 152 492 – 0866 957 247

Email: tuvan.htpartners@gmail.com

Website: htpartners.asia

Văn phòng Tp.HCM: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

Văn phòng Bình Thuận: G24 Trương Gia Hội, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Vui lòng gọi số hotline (+84) 931 152 492 hoặc để lại thông tin, chuyên viên pháp chế sẽ gọi lại tư vấn hoàn toàn miễn phí.